Bạn Có Câu Hỏi Gì?
Ví dụ: Hôn Nhân, Tình Dục, Tiền Bạc, Khủng Long, Thuốc Lá, Xăm Hình, v,v ...

*Xin đánh tiếng việt có dấu hoặc sử dụng tiếng anh.
*Hiện tại việc dịch thuận tài liệu vẫn đang cần rất nhiều đóng góp. Nếu bạn có thể đóng góp, hãy liên hệ facebook qua trang thông tin.
Bộ Gõ:   Off   Telex   VNI   VIQR  

Cơ Đốc nhân nên giải quyết như thế nào với những cảm giác tội lỗi liên quan đến những tội trong quá khứ, là những tội đã phạm trước và sau khi được cứu rỗi?

rằng: Các ngươi phải ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần!
Ma-thi-ơ 3:2
Mọi người đều có tội, và một trong những hậu quả của tội lỗi đó là cảm giác tội. Chúng ta có thể biết ơn những cảm giác tội lỗi bởi vì chúng hướng chúng ta đến việc tìm kiếm sự tha thứ. Thời điểm mà một người quay lưng với tội lỗi để đặt niềm tin nơi Chúa Giê-xu Christ cũng là lúc tội lỗi của người đó đã được tha. Ăn năn là một phần của đức tin, là điều dẫn đến đến sự cứu rỗi (Ma-thi-ơ 3:2; 4:17; Công vụ 3:19).
Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình.
I Giăng 2:1
Ở trong Đấng Christ thì ngay cả những tội lỗi ghê tởm nhất cũng được xóa sạch (tra cứu sách I Cô-rinh-tô 6:9-11 để xem danh sách những việc làm không công bình nhưng vẫn có thể được tha thứ). Sự cứu rỗi là bởi ân điển và ân điển tha thứ tội lỗi. Một người sau khi đã được cứu thì sẽ vẫn còn phạm tội, và khi người đó phạm tội thì Đức Chúa Trời hứa rằng vẫn tha thứ cho người đó. “Nếu có ai phạm tội,thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình.” (I Giăng 2:1)
Tuy nhiên, sự tự do khỏi tội lỗi thì không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc thoát khỏi cảm giác tội lỗi. Ngay cả khi những tội lỗi của chúng ta được tha thì chúng ta vẫn còn nhớ đến chúng. Cũng vậy, chúng ta có kẻ thù thuộc linh, được gọi là “kẻ kiện cáo anh em chúng ta” (Khải huyền 12:10) là người không ngừng nhắc nhở chúng ta về những sự thất bại, những lỗi lầm và tội lỗi của chúng ta. Khi một Cơ Đốc nhân đối diện với cảm giác tội lỗi thì người đó nên làm những điều sau đây:
Khi tôi nín lặng, các xương cốt tôi tiêu-tàn, Và tôi rên siếc trọn ngày;
Thi-thiên 32:3
1) Xưng nhận tất cả những tội lỗi đã phạm trước đó mà chưa xưng tội. Trong một số trường hợp thì cảm giác tội lỗi là thích hợp bởi vì nó cần thiết cho sự xưng tội. Nhiều khi chúng ta cảm thấy tội lỗi bởi vì chúng ta có tội! (Tra cứu Thi thiên 32:3-5 để xem sự miêu tả của Đa-vít về cảm giác tội lỗi và cách giải quyết nó).
2) Cầu xin Chúa chỉ ra bất cứ tội lỗi nào khác mà cần phải xưng tội. Hãy can đảm để hoàn toàn mở lòng và thành thật trước Chúa. “Đức Chúa Trời ơi, xin hãy tra xét tôi, và biết lòng tôi. Hãy thử thách tôi, và biết tư tưởng tôi. Xin xem thử tôi có lối ác nào chăng. Xin dắt tôi vào con đường đời đời.” (Thi thiên 139:23-24)
3) Tin cậy vào lời hứa của Đức Chúa Trời rằng Ngài sẽ tha thứ tội và xóa bỏ cảm giác tội lỗi nhờ vào dòng huyết của Đấng Christ (I Giăng 1:9; Thi thiên 85:2; 86;5; Rô-ma 8:1)
4) Thỉnh thoảng khi cảm giác tội lỗi xuất hiện thông qua những tội lỗi đã xưng tội và đã từ bỏ thì hãy loại bỏ những cảm giác đó như là loại bỏ tội lỗi sai trật. Chúa là thành tín, Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta. Đọc và suy gẫm Thi thiên 103:8-12.
5) Cầu xin Chúa quở trách Sa-tan, kẻ kiện cáo bạn, và cầu xin Chúa ban lại sự vui vẻ đến từ sự tự do khỏi tội lỗi (Thi thiên 51:12).
Thi thiên 23 là một sự suy gẫm rất hữu ích. Mặc dù Đa-vít đã phạm tội tày trời nhưng ông đã tìm thấy được sự tự do khỏi tội lỗi và cảm giác tội. Ông đã đương đầu với nguyên nhân của tội lỗi và thực tế của sự tha thứ. Thi thiên 51 là một phân đoạn tuyệt vời khác để tra cứu. Điều nhấn mạnh ở đây là sự thú nhận tội lỗi, như Đa-vít đã cầu xin Đức Chúa Trời từ tấm lòng đầy ấp tội lỗi và sự buồn rầu. Kết quả là đem đến sự phục hồi và sự vui mừng.
Cuối cùng, nếu tội lỗi đã được xưng ra, đã ăn năn, và đã được tha thứ thì đến lúc phải tiến lên. Hãy nhớ rằng chúng ta là những người đã đến với Đấng Christ và đã được dựng nên mới trong Ngài. “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ,thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.” (II Cô-rinh-tô 5:17). Sự cũ đã qua đi chính là ký ức về những tội lỗi trong quá và cảm giác tội lỗi đã được sản sinh ra từ đó. Đáng buồn thay, một số Cơ Đốc nhân đã sấp mình đắm chìm trong những ký ức về đời sống tội lỗi trước đó của họ, là những ký ức nên được chôn vùi cách đó lâu rồi. Đây là một sự vô nghĩa và chạy ngược lại với đời sống Cơ Đốc đắc thắng mà Chúa muốn dành cho chúng ta. Một người khôn ngoan nói rằng “Nếu Đức Chúa Trời đã cứu bạn khỏi cống rãnh, thì đừng quay lại lặn ngụp trong nó nữa.”
Cơ Đốc nhân nên giải quyết như thế nào với những cảm giác tội lỗi liên quan đến những tội trong quá khứ, là những tội đã phạm trước và sau khi được cứu rỗi?
* Kinh Thánh Tham Khảo:
Ma-thi-ơ 3:2 - rằng: Các ngươi phải ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần!
I Giăng 2:1 - Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình.
Thi-thiên 32:3 - Khi tôi nín lặng, các xương cốt tôi tiêu-tàn, Và tôi rên siếc trọn ngày;
Thi-thiên 139:23 - Đức Chúa Trời ơi, xin hãy tra xét tôi, và biết lòng tôi; Hãy thử thách tôi, và biết tư tưởng tôi;
Rô-ma 8:1 - Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ;
Thi-thiên 103:8 - Đức Giê-hô-va có lòng thương xót, hay làm ơn, Chậm nóng giận, và đầy sự nhân từ.
Thi-thiên 51:12 - Xin hãy ban lại cho tôi sự vui vẻ về sự cứu rỗi của Chúa, Dùng thần linh sẵn lòng mà nâng đỡ tôi.
II Cô-rinh-tô 5:17 - Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.

* Bản Dịch theo GotQuestions
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.