Bạn Có Câu Hỏi Gì?
Ví dụ: Hôn Nhân, Tình Dục, Tiền Bạc, Khủng Long, Thuốc Lá, Xăm Hình, v,v ...

*Xin đánh tiếng việt có dấu hoặc sử dụng tiếng anh.
*Hiện tại việc dịch thuận tài liệu vẫn đang cần rất nhiều đóng góp. Nếu bạn có thể đóng góp, hãy liên hệ facebook qua trang thông tin.
Bộ Gõ:   Off   Telex   VNI   VIQR  

Thành phần cho một buổi lễ thờ phượng theo Thánh Kinh gồm những gì?

Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy.
Giăng 4:23
Con người là tạo vật với bản năng thờ phượng. Tác giả Thi thiên thể hiện điều này khi viết, “Đức Chúa Trời ôi! Linh hồn con mơ ước Chúa, như con nai cái thèm khát khe nước.” (Thi thiên 42:1). Cicero trong thế kỉ thứ nhất trước công nguyên quan sát rằng, tôn giáo, bất kể dưới hình thức nào, là một đặc điểm chung của con người. Khi thấy người ta thờ phượng một vật gì hay một người nào, chúng ta nên đặt câu hỏi, vậy thờ phượng là gì? Chúng ta nên thờ phượng ai, như thế nào? Điều gì tạo nên một lễ thờ phượng theo Thánh Kinh, và quan trọng nhất là, liệu chúng ta có là những người thờ phượng chân thật (Giăng 4:23) hay là kẻ thờ phượng giả?
Hễ ai đi dông dài, chẳng bền lòng theo Tin Lành, thì người ấy không có Đức Chúa Trời. Còn ai bền lòng trong đạo ấy, thì người đó có Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.
II Giăng 1:9
Chúa Giê-su truyền rằng những người thờ phượng chân thật thờ phượng bằng tâm linh và lẽ thật (Giăng 4:24). Sứ đồ Phao-lô giải thích rằng chúng ta thờ phượng bằng Thánh Linh của Thiên Chúa (Phi-líp 3:3), nghĩa là lễ thờ phượng thật chỉ đến với những người đã được cứu bởi đức tin trong Chúa Giê-su Christ và có Đức Thánh Linh sống trong tâm họ. Thờ phượng bằng tâm linh cũng đề cập đến việc có một tâm thái độ đúng, không chỉ đơn giản là tuân theo những nghi thức và nghi lễ. Thờ phượng bằng lẽ thật nghĩa là thờ phượng theo những điều Thiên Chúa đã bày tỏ về chính Ngài trong Kinh Thánh. Để theo đúng Thánh Kinh, sự thờ phượng của chúng ta phải tuân theo học thuyết của giáo lý Đấng Christ (2 Giăng 1:9; xem thêm Phục truyền 4:12; 12:32; Khải Huyền 22:18-19). Sự thờ phượng thật dựa trên các hướng dẫn đưa ra trong Kinh Thánh và được thực hiện cùng với hoặc không cùng Sách Xưng tội (Book of Confessions), Quy định về Trật tự, hay các sách hướng dẫn khác viết bởi con người.
Cứ ngày đầu tuần lễ, mỗi một người trong anh em khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình, hầu cho khỏi đợi khi tôi đến rồi mới góp.
I Cô-rinh-tô 16:2
Các hội thánh trong thế kỷ thứ nhất bao gồm những hoạt động sùng kính trong các buổi lễ thờ phượng của họ, từ dó chúng ta có thể xác định một lễ thờ phượng thật theo Thánh Kinh bao gồm những gì: các bữa ăn hiệp thông được tổ chức (Công vụ 20:7), lời cầu nguyện được dâng lên (1 Cô-rinh-tô 14:15-16), những bài hát ca tụng vinh hiển Đức Chúa Trời (Ê-phê-sô 5:19), quyên góp tài chính (1 Cô-rinh-tô 16:2), Kinh thánh được đọc lên (Cô-lô-sê 4:16), và Ngôi Lời của Thiên Chúa được rao giảng (Công vụ 20:7).
Bữa hiệp thông (communion) tưởng niệm cái chết của Chúa Giê-su cho đến ngày Ngài trở lại (1 Cô-rinh-tô 11:25-26). Lời cầu nguyện nên được hướng trực tiếp đến Thiên Chúa (Nê-hê-mi 4:9; Ma-thi-ơ 6:9), chứ không bao giờ đến những người đã chết như theo thực hành của đạo Công giáo. Chúng ta không được phép sử dụng các dụng cụ như chuỗi tràng hạt hay “bánh xe cầu nguyện” Phật giáo trong lễ thờ phượng. Quan trọng nhất, những lời cầu nguyện của chúng ta phải hoà hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời (1 Giăng 5:14).
Trong lễ thờ phượng, chúng ta nên ca hát. Sứ đồ Phao-lô truyền cho chúng ta “Hãy dùng thi thiên, thánh ca, và những linh khúc mà đối đáp với nhau; hãy hết lòng ca hát, chúc tụng Chúa. Trong mọi việc, hãy luôn nhân danh Chúa chúng ta là Đức Chúa Giê-su Christ mà dâng lời cảm tạ Đức Chúa Trời, là Cha (Ê-phê-sô 5:19-20). Dùng thi thiên, thánh ca, linh khúc để hát cho Đức Chúa Trời với lòng biết ơn. (Cô-lô-se 3:16)
Một phần của sự thờ phượng thật theo Thánh Kinh là quyên góp tài chính, như Phao-lô hướng dẫn hội thánh Cô-rinh-tô: “Về việc quyên góp tài chính cho các thánh đồ thì anh em hãy làm theo cách tôi đã chỉ dẫn cho các Hội Thánh miền Ga-la-ti. Vào mỗi ngày đầu tuần, mỗi người trong anh em, tùy khả năng của mình, hãy dành ra một phần; đừng đợi khi tôi đến rồi mới quyên góp”(1 Cô-rinh-tô 16:1-2). Việc quyên góp thường xuyên để hỗ trợ công việc Chúa là một trách nhiệm nghiêm túc của chúng ta. Cơ hội được cung cấp cho người khác nên được xem là một phước lành ly kỳ, không phải là một vấn đề phiền toái gây càu nhàu (2 Cô-rinh-tô 9:7). Thêm vào đấy, việc cho đi tự nguyện là phương pháp duy nhất rõ ràng theo Thánh Kinh để tài trợ cho các công việc của hội thánh. Hội thánh không được phép hoạt động kinh doanh, tiến hành chơi cờ bạc, tổ chức các buổi hoà nhạc mua vé tại cửa, vv… Hội thánh của Đấng Christ không phải là một doanh nghiệp thương mại (xem Ma-thi-ơ 21:12-13).
Cuối cùng, lời rao giảng và dạy dỗ (Ma-thi-ơ 11:1) là những thành phần chính của sự thờ phượng thật theo Thánh Kinh. Lời giảng của chúng ta phải là chỉ riêng Thánh Kinh, là phương tiện duy nhất để trang bị cho các tín đồ về đời sống và sự tin kính (2 Ti-mô-thê 3:16-17). Các nhà truyền đạo hay thầy dạy tin kính sẽ chỉ dạy từ Lời Chúa và dựa vào Đức Thánh Linh làm việc trong tâm trí và trái tim của người nghe. Như Phao-lô nhắc nhở Ti-mô-thê, “Hãy truyền giảng lời Chúa, hãy kiên trì dù trong thuận cảnh hay nghịch cảnh, hãy thuyết phục, khiển trách, khích lệ với tất cả lòng nhẫn nhục và tinh thần dạy dỗ” (2 Ti-mô-thê 4:2). Một buổi lễ ở hội thánh không có Ngôi Lời của Thiên Chúa là thành phần chính thì buổi lễ đấy không theo Thánh Kinh.
Như vậy, làm theo mô hình thờ phượng thật trong Kinh Thánh, chúng ta hãy cùng thờ phượng Đức Chúa Trời với nhiệt huyết lớn lao. Chúng ta không được tạo một ấn tượng với thế gian rằng sự thờ phượng Đức Chúa Trời là những nghi lễ nhàm chán, vô hồn. Chúng ta đã được cứu chuộc khỏi tội lỗi. Vì vậy, hãy cùng ngợi ca Đấng Tạo Hoá của chúng ta như con cái của Ngài, những người rất biết ơn với ân phước dồi dào Ngài ban. “Cho nên, vì chúng ta nhận được một vương quốc không hề rúng động, chúng ta hãy biết ơn và lấy lòng kính sợ mà thờ phượng Đức Chúa Trời một cách vui lòng Ngài; vì Đức Chúa Trời chúng ta là ngọn lửa thiêu đốt (Hê-bơ-rơ 12:28-29).
Thành phần cho một buổi lễ thờ phượng theo Thánh Kinh gồm những gì?
* Kinh Thánh Tham Khảo:
Giăng 4:23 - Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy.
II Giăng 1:9 - Hễ ai đi dông dài, chẳng bền lòng theo đạo Đấng Christ, thì người ấy không có Đức Chúa Trời. Còn ai bền lòng trong đạo ấy, thì người đó có Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.
I Cô-rinh-tô 16:2 - Cứ ngày đầu tuần lễ, mỗi một người trong anh em khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình, hầu cho khỏi đợi khi tôi đến rồi mới góp.
I Giăng 5:14 - Nầy là điều chúng ta dạn dĩ ở trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc gì, thì Ngài nghe chúng ta.
Cô-lô-se 3:16 - Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan. Hãy dùng những ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng mà dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng hát khen Đức Chúa Trời.
Ma-thi-ơ 21:12 - Đức Chúa Jêsus vào đền thờ, đuổi hết kẻ bán người mua ở đó; đổ bàn của người đổi bạc, và ghế của người bán bò câu.
II Ti-mô-thê 4:2 - hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi.
Hê-bơ-rơ 12:28 - Như vậy, vì chúng ta có phần trong một nước không hay rúng động, nên hãy cảm ơn, hầu cho lấy lòng kính sợ hầu việc Đức Chúa Trời một cách đẹp lòng Ngài;

* Bản Dịch theo GotQuestions
* Nếu bạn cảm thấy bản dịch này chưa đúng hoặc chưa phù hợp, xin hãy liên hệ và đóng góp bản dịch mới.